$586
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqxsmb 30 ngay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqxsmb 30 ngay.Đài NBC News đưa tin các tỉ phú công nghệ Elon Musk, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg sẽ dự lễ nhậm chức vào ngày 20.1 của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.Dự kiến 3 CEO của các hãng Tesla, Amazon và Meta sẽ xuất hiện nổi bật tại sự kiện, ngồi cùng các nhân vật được đề cử vào nội các mới và những quan chức đắc cử khác.Công ty Amazon của ông Bezos và Meta của ông Zuckerberg nằm trong số những công ty đã quyên góp cho lễ nhậm chức của ông Trump, trong đó mỗi công ty quyên góp 1 triệu USD. Ông Musk, người đứng đầu các công ty Tesla, SpaceX và mạng xã hội X, đã chi hơn 250 triệu USD giúp ông Trump tranh cử vào tháng 11.2024.Theo xếp hạng trực tuyến của tạp chí Forbes, ông Musk có khối tài sản trị giá 417 tỉ USD và là người giàu nhất thế giới. Tiếp theo lần lượt là ông Bezos với 232 tỉ USD và ông Zuckerberg với 205,5 tỉ USD.Liên quan chính sách của ông Trump, vị tổng thống đắc cử cho biết ông sẽ lập một cơ quan chính phủ mới, được gọi là Cơ quan Doanh thu bên ngoài, nhằm thu thuế và mọi nguồn thu từ các nguồn nước ngoài, khi ông chuẩn bị áp dụng thuế nhập khẩu mới.Trong bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump cho biết cơ quan mới sẽ thành lập ngay vào ngày 20.1 khi ông nhậm chức. Ông cho rằng người dân và doanh nghiệp Mỹ đã bị Sở Thuế vụ thu thuế suốt thời gian dài qua, trong khi các nước ngoài đang hưởng lợi khi kinh doanh với Mỹ.Ông viết: "Thông qua các hiệp định thương mại yếu kém và thảm hại, nền kinh tế Mỹ đã mang lại tăng trưởng và thịnh vượng cho thế giới, trong khi tự đánh thuế mình. Đã đến lúc điều đó phải thay đổi".Ông so sánh cơ quan mới đề xuất với Sở thuế vụ, và nước Mỹ "sẽ bắt đầu tính phí những kẻ làm ra tiền nhờ thương mại với Mỹ, và họ sẽ bắt đầu trả tiền".Theo hãng tin AP, cần có đạo luật ở Quốc hội Mỹ để lập một cơ quan liên bang mới.Hơn nữa, các chức năng của Cơ quan Doanh thu bên ngoài mà ông Trump đề xuất - gồm thu thuế và doanh thu từ các nước khác - hiện đã có Bộ Thương mại và cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ đảm trách.Người phát ngôn nhóm tiếp nhận quyền lực của Trump chưa đưa ra bình luận nào để làm rõ tuyên bố của ông Trump hoặc giải thích cách thức hoạt động của cơ quan mới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqxsmb 30 ngay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqxsmb 30 ngay.Theo kế hoạch, đội tuyển Thái Lan chia làm 2 tốp, có mặt tại sân bay Nội Bài vào tối 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, Suphanat Mueanta không thể di chuyển cùng đồng đội do đang điều trị tại bệnh viện. Anh sẽ bay sang Việt Nam vào ngày 1.1, tức chỉ trước trận chung kết lượt đi 1 ngày. Suphanat đã bị sốt trước trận bán kết lượt về với đội tuyển Philippines. Vì thế, anh chỉ được HLV Masatada Ishii tung vào sân khi 2 đội bước vào hiệp phụ. Dù không có thể trạng tốt nhất, Suphanat vẫn thi đấu tốt và sắm vai người hùng của bầy "Voi chiến" khi ghi bàn thắng quyết định, ấn định tổng tỷ số 4-3 cho nhà đương kim vô địch. Khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn và không đạt thể trạng tốt nhất, gần như chắc chắn Suphanat sẽ không thể ra sân từ đầu trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam. Nếu đội tuyển Thái Lan gặp bất lợi, anh có thể được vào sân trong hiệp 2. Đây chắc chắn là một tổn thất lớn của "Voi chiến" bởi Suphanat đang là cầu thủ chơi hay nhất đội từ đầu giải với 5 bàn thắng và 4 kiến tạo. Tuy nhiên, đây chưa phải là tổn thất duy nhất của đội tuyển Thái Lan. Tiền đạo mục tiêu số 2 trong tay HLV Ishii là Teerasak Poeiphimai dính chấn thương gân khoeo trong trận bán kết lượt về với Singapore. Anh dự kiến phải nghỉ thi đấu hơn 2 tuần nên chắc chắn vắng mặt trong cả 2 lượt đấu với đội tuyển Việt Nam. Ở AFF Cup 2024, Teerasak là phương án dự phòng cho Patrik Gustavsson nhưng cũng kịp ghi 3 bàn. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn ️
Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức quản lý người tham gia BHYT, cơ sở giáo dục và đào tạo, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố (gọi chung là đơn vị) cũng như người tham gia cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã định danh cá nhân trước ngày 31.3.Nếu quá hạn, BHXH TP.HCM sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng, giảm, điều chỉnh BHXH, BHYT; tạm dừng cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT; không xác nhận quá trình đóng BHXH, cấp tờ rời sổ BHXH đối với những trường hợp chưa được cập nhật số CCCD, mã định danh cá nhân. Đồng thời, đơn vị và người tham gia tự chịu trách nhiệm nếu việc chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi liên quan chính sách BHXH, BHYT.Ngày 18.3, BHXH TP.HCM cho biết đơn vị và người tham gia nên chủ động kiểm tra trạng thái cập nhật của mình.Trong đó, BHXH TP.HCM yêu cầu các đơn vị rà soát, lập hồ sơ điện tử 608 (đính kèm ảnh CCCD, thông báo mã định danh cá nhân) và gửi về cơ quan BHXH quản lý để cập nhật.Người tham gia có thể tra cứu, kiểm tra trạng thái cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH, tại trang web của cơ quan BHXH (https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx).Lưu ý, người dân cần chọn và nhập đầy đủ thông tin tại các trường có đánh dấu hoa thị đỏ. Trường CMND thì người dân nhập số CCCD. Sau đó, người dân chọn "Tôi không phải là người máy", rồi lấy mã tra cứu. Nếu người tham gia đã được cập nhật số CCCD thì hệ thống sẽ gửi mã OTP về địa chỉ email mà đơn vị của người lao động đã đăng ký với hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH.Nếu chưa, hệ thống sẽ phát thông báo "Số CMND không khớp với hồ sơ cá nhân".Theo BHXH TP.HCM, theo quy định hiện nay (điều 27, Công văn 2089 của BHXH Việt Nam), nếu thay đổi CMND sang CCCD thì người dân không cần xin cấp lại sổ BHXH mới. Việc cấp lại sổ BHXH chỉ áp dụng cho các trường hợp do sổ BHXH mất, hỏng, gộp sổ BHXH hay có thay đổi tên, họ, chữ đệm; ngày, tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.Thay vào đó, người dân cần làm thủ tục cập nhật CCCD trên sổ BHXH để thống nhất cơ sở dữ liệu trên toàn hệ thống bảo hiểm của cả nước.Để thay đổi từ số CMND sang CCCD, người tham gia có thể làm theo các bước sau:Bước 1: Lập hồ sơ 608 để cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH. Người tham gia BHXH đang làm việc tại một công ty thì có thể nhờ bộ phận nhân sự hỗ trợ nộp hồ sơ giúp.Bước 2: Sửa thông tin trên Cổng dịch công BHXH Việt Nam. Cụ thể, người dân có thể truy cập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, chọn "Đăng nhập" và điền các thông tin.Tài khoản VssID (gồm mã số BHXH và mật khẩu) là tài khoản của Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dân có thể chọn "Đăng ký" và làm theo hướng dẫn.Sau khi đăng nhập thành công, người dân chọn "Thông tin tài khoản" để thay đổi số CMND/CCCD, đồng thời đính kèm hình ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD.Sau khi thay đổi thông tin, người dân cần nhập mã kiểm tra và chọn "Ghi nhận" để hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ phê duyệt hồ sơ và cập nhật thông tin mới lên hệ thống bảo hiểm cả nước. ️
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ. ️